您现在的位置是:Giải trí >>正文
Soi kèo góc Al Orobah vs Al Qadsiah, 21h00 ngày 22/1
Giải trí384人已围观
简介 Hư Vân - 22/01/2025 04:35 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Gil Vicente vs Porto, 03h30 ngày 20/1: Đòi lại ngôi nhì
Giải tríLinh Lê - 18/01/2025 16:51 Bồ Đào Nha ...
【Giải trí】
阅读更多Temu vào Việt Nam: Không biến thị trường thành bãi rác hàng giá rẻ
Giải tríTemu vào Việt Nam: Không biến thị trường thành bãi rác hàng giá rẻBạch Huy Thanh (Dân trí) - Trước sự xuất hiện của các trang thương mại điện tử xuyên biên giới, đại biểu Quốc hội cho rằng không để biến thị trường thành bãi rác các mặt hàng giá rẻ, nhất là hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Liên quan đến sàn thương mại Temu nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung, đại biểu Trịnh Xuân An (Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh) cho rằng chúng ta cần nhìn nhận đây là câu chuyện hết sức thuần túy của thị trường.
"Quản cho bằng được chất lượng, xuất xứ hàng hóa"
Theo ông, việc xuất hiện của Temu cũng là tin vui cho thị trường. Trên thế giới, Temu đã tạo ra làn sóng rất mạnh từ Trung Quốc và ngay cả Mỹ cũng như một số nước Đông Nam Á.
Ông An cho rằng Temu vào Việt Nam trước tiên sẽ tốt cho thị trường vì người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn. Về bản chất, loại hình này cũng giống như các trang thương mại điện tử thông thường khác, họ tạo ra sự tiện dụng cho người mua.
Mặt khác, theo ông An, sự xuất hiện của Temu khiến thị trường cạnh tranh hơn, không phụ thuộc vào kênh độc quyền nào. Đứng ở góc độ người tiêu dùng, chúng ta phải ủng hộ điều này.
"Chúng ta cần phải bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá khách quan, xem cái được là gì, nguy cơ rủi ro là gì... để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp", vị đại biểu nói.
Qua tìm hiểu, ông An cho biết dòng tiền của Temu trong năm qua khoảng 20 tỷ USD là con số rất lớn. Cần xác định thị trường nào tiềm năng với khoảng 100 triệu dân như Việt Nam, họ sẽ hướng tới. Đặc biệt, họ sử dụng biện pháp cạnh tranh cực kỳ quyết liệt, thậm chí có phần tiêu cực khi dùng biện pháp giảm giá sâu, tập trung vào mặt hàng giá rẻ, thông dụng.
Theo ông, vấn đề đặt ra là họ có tuân theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam không? Chúng ta đã có quy định, họ vào bằng con đường nào, chất lượng và xuất xứ hàng hóa ra sao?
"Các cơ quan cần phải quản cho bằng được về chất lượng, xuất xứ hàng hóa, không để người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, không để biến thị trường trở thành bãi rác các mặt hàng giá rẻ, nhất là hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ", ông An nêu.
Cần xử lý nghiêm nếu vi phạm
Câu chuyện về thị trường, "cá lớn nuốt cá bé", hàng nội trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà, ông An cho rằng về lâu dài đây chính là mối lo lắng.
Theo ông, Temu phục vụ các "thượng đế" rất nhanh vì họ tạo ra những kho hàng khổng lồ ngay biên giới, có thể nhanh chóng đưa hàng vào trong nước để chiếm lĩnh thị trường. Khi đã tràn ngập hàng, đảm bảo được cả phần hậu cần thì chắc chắn họ sẽ đánh bại các hàng khác vì họ nhanh hơn, nhiều hàng hơn và rẻ hơn.
Về sâu xa, ông An cho rằng lý do nhiều nước phản ứng mạnh có lẽ vì họ cho rằng nếu để các trang thương mại điện tử như Temu chiếm lĩnh thị trường thì doanh nghiệp nội địa của mình sẽ chết.
Vị đại biểu nhấn mạnh phải xử lý ngay về mặt thu thuế với Temu. Ngay cả với các mặt hàng giá trị nhỏ 200.000 đồng hay 500.000 đồng cũng cần phải áp thuế.
Theo ông, Quốc hội đang xem xét sửa Luật Thuế giá trị gia tăng, trong đó có quy định về thương mại điện tử, mua bán qua biên giới, đặc biệt hàng giá trị thấp dưới 1 triệu đồng. "Chúng ta cần phải cho phép thực hiện điều này. Việc thu thuế không chỉ góp phần tăng thu ngân sách mà còn giám sát được nguồn hàng, quản lý được nguồn tiền và đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng", ông An nói.
Ngoài ra, theo ông An, chúng ta cũng không khuyến khích các sản phẩm kém chất lượng mà phải đa dạng sản phẩm, đa dạng nguồn cung cấp và tránh việc thiết lập hệ thống sản xuất khi họ đã chiếm lĩnh được thị trường.
Ông nhấn mạnh việc cần kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng sản phẩm, nếu xảy ra trường hợp vi phạm về chất lượng, phải xử lý nghiêm để cảnh tỉnh, yêu cầu họ thực hiện nghiêm theo quy định của mình.
"Indonesia cấm luôn, bởi vì họ cho rằng Temu quảng cáo không đúng, chất lượng kém, không rõ xuất xứ, rồi liên quan đến vấn đề thuế", ông An nêu ví dụ.
Về chiến lược, vị đại biểu cho rằng các trang thương mại điện tử ở trong nước cũng phải có biện pháp để phát triển, đủ sức cạnh tranh.
Thực tế theo ông An, một vài thương hiệu lâu nay của chúng ta đã lụi dần. Nhà nước cần có các cơ chế phù hợp, trong đó cần ưu đãi về thuế để đẩy họ lên.
">...
【Giải trí】
阅读更多Petrovietnam khơi thông động lực, đạt kết quả kinh doanh tích cực
Giải tríPetrovietnam khơi thông động lực, đạt kết quả kinh doanh tích cựcToàn Thịnh (Dân trí) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã nỗ lực tìm kiếm những động lực và giải pháp mới, liên tục duy trì kết quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) khả quan trong 8 tháng đầu năm 2024.
650.400 tỷ đồng tổng doanh thu trong 8 tháng đầu năm
Trong tháng 8, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, đối mặt với các thách thức lãi suất, lạm phát và cảnh báo những yếu tố không ổn định. Cùng chung những áp lực của kinh tế thế giới, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Việt Nam tháng 8 giảm 2,3 điểm so với tháng 7, về mức 54,7 điểm, nhưng nhìn chung, bức tranh vĩ mô vẫn ở mức lạc quan.
Về thị trường các mặt hàng ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của tập đoàn như giá dầu, khí có xu hướng giảm trong tháng 8. Ngược lại giá LNG, giá gas tăng ở mức tích cực, nhưng huy động điện khí và khí tiếp tục ở mức thấp…
Trước những thách thức, cơ hội của thị trường, Petrovietnam đã nỗ lực triển khai các giải pháp quản trị, điều hành hiệu quả để tận dụng cơ hội, giảm thiểu tác động bất lợi, tiếp tục ghi nhận kết quả SXKD tích cực, cùng nhiều sự kiện, dấu mốc quan trọng. Trong tháng 8/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu của Petrovietnam đều hoàn thành vượt mức kế hoạch tháng từ 6,3 - 28,2%. Tính chung 8 tháng năm 2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Petrovietnam đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 2,7 - 29,2%, tăng từ 2,5 - 26,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với Ban Kinh tế Trung ương hoàn thành nội dung và tổ chức thành công "Hội nghị quán triệt, triển khai kết luận số 76 của Bộ Chính trị" vào ngày 21/8 làm cơ sở triển khai các nhiệm vụ liên quan và trọng tâm là phối hợp với các bộ ngành triển khai xây dựng các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho Petrovietnam phát triển theo chủ trương Kết luận số 76 và Nghị quyết số 41 và triển khai xây dựng chiến lược phát triển ngành dầu khí cũng như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với mục tiêu trở thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia.
Ngày 28/8, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) và đối tác Sembcorp Utilities Pte. Ltd. (SCU) của Singapore đã tổ chức Lễ trao thầu gói thầu đo gió, thủy văn và khảo sát nghiên cứu địa chất, Dự án xuất khẩu năng lượng tái tạo ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore.
Mới đây, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vận chuyển thành công chuyến hàng LNG đầu tiên bằng đường sắt từ miền Nam ra miền Bắc với số lượng 16 bồn LNG và bắt đầu cung cấp cho khách hàng từ ngày 11/9.
Về chỉ tiêu sản xuất, sản lượng khai thác dầu thô toàn Tập đoàn tháng 8 đạt 833.000 tấn. Lũy kế 8 tháng đạt 6,64 triệu tấn. Sản lượng khai thác khí toàn Tập đoàn tháng 8 và 8 tháng đầu năm lần lượt đạt 450 triệu m3 và 4,41 tỷ m3. Sản xuất điện toàn tập đoàn tháng 8 đạt 2,01 tỷ kWh; lũy kế 8 tháng, đạt 19,23 tỷ kWh.
Nhờ tăng trưởng SXKD tích cực, tổng doanh thu toàn tập đoàn 8 tháng ước đạt 650.400 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Nộp ngân sách toàn tập đoàn ước đạt 96.500 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tập đoàn ước đạt trên 35.500 tỷ đồng, vượt 84% kế hoạch 8 tháng.
Bên cạnh kết quả SXKD, Petrovietnam còn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội với giá trị thực hiện an sinh xã hội trong 8 tháng qua là 469 tỷ đồng. Petrovietnam cũng phát huy tinh thần văn hóa nghĩa tình dầu khí, tích cực ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra. Con số huy động đóng góp đến nay đạt xấp xỉ 40 tỷ đồng.
Nỗ lực tìm kiếm động lực mới
Trong 8 tháng đầu năm, các khối, lĩnh vực hoạt động của Petrovietnam tiếp tục có nhiều nỗ lực để bổ sung các động lực mới, hướng tới hoàn thành cao nhất mục tiêu quản trị năm 2024.
Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) dự báo việc thăm dò, gia tăng trữ lượng sẽ vượt mức kế hoạch đề ra. Công tác phát triển mỏ, dự án mới được triển khai tích cực.
Ở khối khí - điện - đạm, đại diện PV GAS thông tin sản lượng khí về bờ giảm do huy động điện khí thấp. Tuy nhiên, kinh doanh khí ngoài điện tăng trưởng khá tốt, PV GAS cũng vừa bổ sung sản phẩm LNG ra thị trường phía Bắc. Kinh doanh quốc tế cũng đạt tăng trưởng tích cực. Trong thời gian tới, PV GAS sẽ tiếp tục kế hoạch mở rộng tiêu thụ khí ngoài điện, đẩy mạnh hơn nữa những động lực mới của doanh nghiệp.
Đại diện PTSC cho biết tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp dự kiến sẽ vượt 5% và 9% so với cùng kỳ 2023. PTSC hiện có nhiều hợp đồng lớn ở các dự án trong nước, dự kiến tỷ trọng nguồn thu trong nước sẽ tăng trong năm 2024.
Đối với khối dịch vụ, tài chính, bảo hiểm, Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings) cho biết đã nhận gần 600 đơn đề nghị bồi thường thiệt hại do bão lũ, ước tính trách nhiệm với tư cách nhà bồi thường gốc khoảng 2.400 tỷ đồng và dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Trong những ngày qua, PVI Holdings đã huy động tất cả các nguồn lực để hỗ trợ khách hàng, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý hồ sơ tổn thất, giảm thiểu tối đa thời gian cho khách hàng.
Petrovietnam và các đơn vị thành viên cũng tích cực đóng góp hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động như góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có cơ chế điện khí LNG để giảm thiểu rủi ro đầu tư cho doanh nghiệp; các vấn đề liên quan đến thuế giá trị gia tăng với mặt hàng phân bón nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Lạc quan về kinh tế vĩ mô trước những thách thức
Đánh giá về hoạt động SXKD tháng 8 và 8 tháng đầu năm của tập đoàn, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn ghi nhận nỗ lực các đơn vị thành viên đã đóng góp vào kết quả doanh thu toàn tập đoàn. Ông Lê Ngọc Sơn nhìn nhận những điểm lạc quan về kinh tế vĩ mô trong nước tích cực, triển vọng GDP cả năm tăng trưởng từ 6 - 6,5%. Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách đột phá tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Dù vậy, Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn cũng nhận định những khó khăn từ tình hình kinh tế thế giới và hậu quả của cơn bão số 3 trong nước là trở ngại lớn. Những khó khăn đó sẽ là thách thức đối với hoàn thành kế hoạch quản trị năm 2024 của Tập đoàn. Vì vậy, Petrovietnam phải tập trung xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro, đồng thời có sự phân bổ phù hợp với việc thực hiện kế hoạch của các doanh nghiệp thành viên và từng lĩnh vực cụ thể.
Ông Lê Ngọc Sơn chỉ đạo quản trị rủi ro dòng tiền, xử lý các vấn đề tồn đọng như công nợ, tăng vốn điều lệ, chia cổ tức; rà soát, thúc đẩy giải ngân đầu tư, đánh giá rõ hơn về các nguyên nhân chủ quan để tìm giải pháp khắc phục; tập trung xây dựng các chiến lược phát triển ngành, phát triển Tập đoàn, chiến lược chuyển đổi số, khoa học công nghệ.
Lãnh đạo Petrovietnam cũng lưu ý việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2025, nhấn mạnh đây là năm bản lề trong hoạt động của tập đoàn, là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, bước sang một giai đoạn mới.
Song hành với trách nhiệm xã hội, cộng đồng, Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn cũng lưu ý lãnh đạo các đơn vị cần tập trung vào công tác hỗ trợ các đơn vị, người lao động dầu khí bị ảnh hưởng bởi đợt bão lũ vừa qua.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1: Thắng nhẹ vừa phải
- Vàng miếng SJC, vàng nhẫn cùng tăng giá
- Lịch thi đấu và phát sóng vòng 5 V
- Hơn 2.500 tỷ đồng nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông
- Soi kèo góc AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
- Bị phạt do dừng xe cho khách đi vệ sinh trên cao tốc Vĩnh Hảo
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Sur Club vs Bahla, 20h00 ngày 22/1: Khách ‘ghi điểm’
-
Nhu cầu mua sắm thiết bị gia dụng làm mới không gian sống tăng mạnhTiến Thịnh (Dân trí) - Với tâm lý muốn sửa sang lại không gian sống, chuẩn bị đón Tết, đón năm mới, người tiêu dùng thường chọn thời điểm cuối năm để tân trang thiết bị gia dụng trong gia đình.
Không mua được nhà mới theo kế hoạch, chị Nguyễn Đài Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) quyết định cải tạo căn hộ đang ở và thay một số thiết bị gia dụng để làm mới không gian sống.
"Chúng tôi dự định khi bé đầu 6 tuổi sẽ mua nhà mới, nhưng kế hoạch không thực hiện được do giá bất động sản tăng chóng mặt. Dù thất vọng nhưng tôi nghĩ thay vì theo đuổi một căn hộ ngoài tầm với, gia đình sẽ cải tạo căn hộ hiện tại bởi chỉ cần thay đổi một chút thiết kế, mua thêm đồ trang trí hay thay thế một số thiết bị là sẽ có một căn nhà như mới", chị Trang tâm sự.
Muốn cải tạo không gian sao cho ấm cúng hơn, gia đình chị chú trọng phần ban công và khu bếp - nơi gia đình quây quần trong bữa cơm tối, dành thời gian trò chuyện, chia sẻ. Gia đình cũng muốn tận dụng dịp này để thay một số thiết bị trong nhà bởi đã hết thời gian khấu hao.
Thực tế, sửa sang nhà cửa dịp cuối năm là thói quen của không chỉ của gia đình chị Trang. Dịp cuối năm, nhu cầu làm mới nhà ở cũng được nhiều người quan tâm, phần vì thời điểm này, khí hậu ổn định hơn mùa mưa trước đó, phần vì tâm lý người Việt muốn sửa sang lại không gian sống, chuẩn bị đón Tết, đón năm mới. Chưa kể, cơn bão số 3 vừa qua cũng gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều gia đình, buộc họ phải sửa sang lại nhà cửa, thay thế các thiết bị thiết yếu bị hỏng do ngập lụt.
Ông Lưu Trung Kiên, Giám đốc công ty cổ phần Flexfit - đơn vị chuyên thiết kế và thi công nội thất và tủ bếp - cho biết 2 năm qua, nhu cầu sửa chữa nhà của khách hàng tại đơn vị này tăng 150%. Điều này kéo theo sự thay đổi các thiết bị gia dụng để phù hợp với không gian mới, cũng như thay thế những thiết bị đã cũ, xuống cấp, nhất là những sản phẩm được sử dụng hàng ngày như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy…
Anh Bùi Đình Tuấn (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ đã tới một số siêu thị điện máy gần nhà xem trước vài mẫu máy giặt. Theo anh, thị trường máy giặt hiện nay đa dạng về tính năng cũng như mẫu mã nên cần cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền, sao cho vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa phù hợp tài chính.
Chiếc máy giặt đang dùng đã theo gia đình anh Tuấn hơn 10 năm. Máy vẫn hoạt động được nhưng mỗi lần giặt đều kêu to, rung lắc, có khi dịch hẳn ra ngoài khu vực kê máy, thỉnh thoảng còn dừng lại đột ngột. Quần áo giặt xong cũng không thơm dù anh tích cực vệ sinh máy.
Lựa chọn mua máy giặt đúng vào dịp Black Friday, anh Tuấn mong muốn có thể chọn được sản phẩm ưng ý, có tiện ích sử dụng vượt trội so với chiếc máy gia đình đang dùng. "Thêm người thêm đồ, có những cuối tuần, tôi phải chia quần áo, chăn màn thành vài lần giặt mới hết. Chưa kể đồ mùa đông thường nặng và dày hơn. Vậy nên, tôi muốn sắm một chiếc máy mới tiện lợi hơn", anh Tuấn chia sẻ.
Dòng máy anh chọn lần này đến từ thương hiệu Thái Lan, khối lượng giặt hơn 10 kg, khá vừa vặn túi tiền và nhu cầu sử dụng. Anh cũng cân nhắc việc mua thêm một chiếc máy sấy để không bị bí chỗ phơi quần áo, chăn màn những ngày nồm, mưa.
Theo báo cáo từ Statista, thị trường máy giặt Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 4,43% (CAGR 2024-2029). Số lượng máy giặt dự kiến đạt 2,2 triệu chiếc vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng 3,2% vào năm 2025. Động lực của sự tăng trưởng này là do quá trình đô thị hóa ngày càng tăng cũng như mức sống của người dân được cải thiện.
Ông Nguyễn Trương Thành, Phó tổng giám đốc thường trực của Casper Việt Nam, cho biết thị trường Việt Nam tiêu thụ trung bình 1,7 triệu máy giặt/sấy mỗi năm, trong đó nhu cầu máy giặt khối lượng lớn chiếm tới 75%. Nắm bắt nhu cầu người dùng, mùa đông năm 2024, Casper - thương hiệu đến từ Thái Lan - đã cho ra mắt dòng máy giặt lớn khối lượng 9 kg đến 10,5 kg dành cho các gia đình có đông thành viên, có nhu cầu giặt chăn màn tại nhà hoặc thường gom đồ giặt một lần để tiết kiệm thời gian.
Theo đó, với mức giá từ 4,9 triệu đồng cho máy cửa trên và từ 6,4 triệu đồng cho máy cửa ngang, người dùng đã có thể sở hữu một sản phẩm hỗ trợ giặt giũ từ 9 kg đến 10,5 kg. Các dòng sản phẩm máy giặt Inverter từ 10 kg trở lên đều được bảo hành động cơ 20 năm.
Dòng máy giặt cửa trước EcoWash+ 2024 với 2 model WF-95VG5 - 9,5 kg và WF-105VG5 - 10,5kg được trang bị động cơ Inverter BLDC giúp vận hành êm ái, bền bỉ và siêu tiết kiệm điện cùng công nghệ giặt hơi nước SteamWash giúp diệt khuẩn, diệt các tác nhân gây dị ứng, đồng thời giúp giặt sạch sâu, bảo vệ quần áo. Máy cũng tích hợp tới 16 chương trình hoạt động, phù hợp đa dạng nhu cầu của người sử dụng.
Để biết thêm thông tin về máy giặt Ecowash Plus 2024, khách hàng xem tại đây.
" alt="Nhu cầu mua sắm thiết bị gia dụng làm mới không gian sống tăng mạnh">Nhu cầu mua sắm thiết bị gia dụng làm mới không gian sống tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra ngay vi phạm trong đấu giá đấtHoài Thu (Dân trí) - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng đề cập là yêu cầu Bộ Công an vào cuộc điều tra ngay những vi phạm trong đấu giá đất, các hành vi thao túng thị trường.
Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, sáng 7/12.
Ghi nhận nhiều kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, song người đứng đầu Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận áp lực điều hành kinh tế vĩ mô còn lớn; tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực và đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn.
Đề cập kết quả thu ngân sách tăng trong khi vẫn miễn giảm thuế phí, Thủ tướng nhấn mạnh bài học phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, từ đó nguồn thu sẽ tăng.
"Phải mạnh dạn xây dựng, triển khai các chính sách với quan điểm nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, hiệu quả tổng thể", lãnh đạo Chính phủ nêu quan điểm.
Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt với tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung"; "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả".
Ông nêu rõ mục tiêu hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm 2024, trong đó, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt khoảng 7,5%, cả năm đạt trên 7%; giữ đà, giữ nhịp để tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số.
Chỉ rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó Thủ tướng đặc biệt lưu ý tập trung cao độ công tác tổng kết Nghị quyết số 18 của Trung ương và đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả"; các bộ ngành giảm ít nhất 15% đầu mối bên trong.
Ngay trong tuần tới, Thủ tướng yêu cầu dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Ông chỉ đạo Văn phòng Chính phủ sắp xếp lịch cho Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực họp với các bộ ngành theo kế hoạch Thủ tướng đã phân công.
Các bộ, ngành, địa phương cũng phải tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền về việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 và tiết kiệm chi đầu tư để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hướng dẫn các địa phương sử dụng tiết kiệm chi 5% (hơn 6.000 tỷ đồng) để xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Bên cạnh đó, Thủ tướng quán triệt nhiệm vụ bảo đảm ổn định thị trường, giá cả các hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm; kiên quyết bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng.
Bên cạnh việc tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là phát triển hạ tầng số quốc gia, hạ tầng đổi mới sáng tạo, xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia; hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.
"Phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển", Thủ tướng nêu mục tiêu.
Ngoài ra, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện phương án xử lý, có giải pháp đột phá xử lý Ngân hàng SCB, còn Bộ Công an được giao vào cuộc điều tra ngay những vi phạm trong đấu giá đất, các hành vi thao túng thị trường.
Mục tiêu tổng thể trong năm 2025 được Thủ tướng quán triệt là tăng trưởng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
" alt="Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra ngay vi phạm trong đấu giá đất">Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra ngay vi phạm trong đấu giá đất
-
Chứng khoán vượt 1.300 điểmMai Chi (Dân trí) - Thị trường chứng khoán trong nước khởi đầu tháng 10 thuận lợi với việc chinh phục thành công mốc 1.300 điểm ngay trong phiên sáng.
Thị trường mở cửa phiên giao dịch sáng nay (1/10) với những cú "nhảy gap" của các chỉ số. Lực cầu tích cực cùng nguồn cung được tiết chế đã giúp các chỉ số tăng ổn định, đồ thị leo dốc.
VN-Index tạm kết phiên sáng tăng 13,29 điểm tương ứng 1,03% lên 1.301,23 điểm, một lần nữa chinh phục thành công cao độ 1.300 điểm - ngưỡng tâm lý rất quan trọng đối với cộng đồng đầu tư. HNX-Index tăng 2,24 điểm tương ứng 0,95% và UPCoM-Index tăng 0,19 điểm tương ứng 0,21%.
Sắc xanh bao phủ thị trường với tổng cộng 521 mã tăng giá so với 206 mã tăng trần. Tuy vậy, số lượng mã tăng trần vẫn rất khiêm tốn. Sàn HoSE chỉ có 1 mã tăng trần trong số 292 mã tăng, sàn HNX có 10 mã tăng trần và UPCoM có 10 mã tăng trần.
Cổ phiếu lớn trong rổ VN30 phát huy tốt vai trò dẫn dắt với 27 trên 30 mã tăng, VN30-Index tăng 16,04 điểm tương ứng 1,19%, tăng mạnh hơn VN-Index. Riêng 30 mã thuộc rổ này đã chiếm một nửa tổng giá trị giao dịch HoSE, đạt 5.006,49 tỷ đồng.
VHM tăng 2,8% lên 44.000 đồng, dẫn đầu mức tăng trong VN30. Các cổ phiếu khác như STB, HPG, GVR, BID,MSN, TCB, ACB cũng tăng giá tích cực. Một số mã có khớp lệnh cao: HPG tăng 2,1%, khớp hơn 25 triệu đơn vị; TCB tăng 1,7%, khớp 19,3 triệu đơn vị; MBB tăng 1,4%, khớp 10,5 triệu đơn vị.
Vốn là nhóm rất "nhạy" với xu hướng thị trường, cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính khởi sắc với giao dịch sôi động. ORS tăng trần sớm nhất, khớp lệnh đạt 15,8 triệu đơn vị và dư mua giá trần 1,2 triệu cổ phiếu. BSI tăng 4,6%; VIX tăng 4,2%, khớp lệnh 35,2 triệu cổ phiếu; TVB tăng 3,3%; VDS tăng 2,7%; AGR tăng 2,6%; CTS tăng 2,6%; TCI tăng 2,5%; VND tăng 2,3%; HCM tăng 2,1%...
Thanh khoản có sự nới rộng đáng kể, cho thấy sự ủng hộ của dòng tiền khi chỉ số đại diện sàn HoSE "công phá" 1.300 điểm. Theo đó, sáng nay khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 466,33 điểm tương ứng 10.699,75 tỷ đồng; con số này trên HNX là 45,55 triệu cổ phiếu tương ứng 750,21 tỷ đồng và trên UPCoM là 29,77 triệu cổ phiếu tương ứng 379,78 tỷ đồng.
Hầu hết cổ phiếu bất động sản tăng giá. Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh nhất, tăng 6,8%, có thời điểm được giao dịch giá trần. FDC tăng 5,6%; LDG tăng 2,8%; KDH tăng 2,3%; NTL, NVL cùng tăng 1,8%.
Theo các thống kê, trong vòng 30 tháng, VN-Index đã có 7 lần chạm hoặc áp sát 1.300 điểm, trong đó chỉ tính từ đầu năm 2024, vùng kháng cự trên đã 5 lần làm khó chỉ số. Vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm là xu hướng chỉ số sẽ ra sao sau khi vượt qua mốc 1.300 điểm.
Lần gần nhất thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ từ mốc này đã từ cuối tháng 8/2021, sau đó tiếp tục chinh phục các mốc quan trọng khác là 1.400 điểm và 1.500 điểm trước khi quay đầu rơi vào "down-trend" vào tháng 4/2022.
" alt="Chứng khoán vượt 1.300 điểm">Chứng khoán vượt 1.300 điểm
-
Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Esteghlal Khuzestan, 19h30 ngày 20/1: Niềm tin cửa trên
-
Tỷ lệ bóng đá hôm nay 6/3: Viettel vs Hà Nội